Sau trận đấu với U20 New Zealand diễn ra vào tối ngày 22-5, HLV Hoàng Anh Tuấn đã quyết định hủy bỏ lịch tập luyện vào sáng hôm sau để toàn đội U20 Việt Nam có thêm thời gian ngủ bù, lấy lại sức khỏe. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu khi chúng ta vẫn còn nhớ như in hình ảnh nhiều cầu thủ U20 Việt Nam đã tỏ rõ sự mệt mỏi và đổ gục xuống sân ngay khi trọng tài nổi hồi còi kết thúc thúc trận đấu với U20 New Zealand.
Hai chi tiết trên có thể tới từ một trong hai nguyên nhân: Thể lực của U20 Việt Nam không bảo đảm cho một trận thi đấu bóng đá đỉnh cao, hoặc các cầu thủ của chúng ta đã quá phung phí năng lượng cơ thể để bù đắp vào khả năng chuyên môn còn nhiều hạn chế của mình. Quan điểm người viết thiên về nguyên nhân thứ hai. Vì sao lại như vậy?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhớ lại, trong trận đấu với U20 New Zealand, từ phút đầu tiên đến khoảng phút thứ 65, U20 Việt Nam đã tạo ra một nhịp độ trận đấu khá nhanh. Bằng chứng là mỗi khi đội bạn có bóng, các cầu thủ ở những khu vực được phân công sẽ tạo thành các mắt lưới áp sát, bao vây đối thủ. Thậm chí là ở những khu vực nguy hiểm, ngay tức thì có hai đến ba cầu thủ U20 Việt Nam lao vào tranh chấp, sẵn sàng phạm lỗi để cứu nguy tình huống. Điều đó khiến cho các cầu thủ của chúng ta vốn có sải chân và bước chạy ngắn hơn đối phương sẽ phải tiêu tốn rất nhiều sức lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Vấn đề thứ hai cũng rất quan trọng, đó là khả năng cầm bóng của chúng ta chưa tốt. Ngoại trừ Quang Hải và một vài cái tên khác, dường như các cầu thủ được đánh giá là có kỹ thuật của U20 Việt Nam cũng rất ít dám phối hợp với nhau ở phần sân nhà, từ đó thu hút đối phương để tạo khoảng trống và cơ hội.
Quan sát ở trận đấu với U20 New Zealand, một đội bóng không được đánh giá quá cao, lối chơi không quá quyết liệt nhưng các học trò của HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn dễ dàng mất bóng vào tay đội bạn. Những tình huống phất bóng bổng vượt tuyến lên cho tiền đạo rất ít khi vượt qua được hàng hậu vệ cao lớn đến từ châu Đại Dương.
Lý do thứ ba là các mảng miếng tấn công của chúng ta triển khai chưa nhiều và đa dạng. Hai tình huống nguy hiểm nhất mà chúng ta tạo ra ở trận đấu vừa qua đều đến từ những đường căng ngang. Nếu như gặp một đội bóng có hàng phòng ngự được tổ chức tốt thì những cầu thủ chạy cánh nhỏ con của U20 Việt Nam khó có thể vượt qua các hậu vệ vượt trội về thể hình và sức mạnh của đối thủ để chuyền bóng chính xác. Đó là chưa n??i đến tình huống dù cho bóng có thể căng ngang vào trong vòng cấm địa, thì tiền đạo của chúng ta cũng rất khó có cơ hội chạm vào bóng trước sự bắt bài dễ dàng của đối thủ.
Nếu khắc phục được ba vấn đề trên thì với cùng một lượng sức ấy, chúng ta hoàn toàn có thể tính toán hợp lý để thi đấu trong suốt 90 phút thay vì phải gồng mình lên để chơi chỉ trong 65 phút. Sự thật là trong khoảng 25 phút cuối trận gặp U20 New Zealand, chúng ta đã không còn duy trì được sự đeo bám nữa mà chỉ cố phá bóng đi thật xa phần khỏi sân của mình. Hệ thống phòng ngự của U20 Việt Nam dần xuất hiện nhiều pha xoạc phóng thiếu chính xác, những pha mắc lỗi vị trí hay thậm chí bị tụt lại phía sau khi đeo bám cầu thủ đối phương… Nếu U20 Pháp biết khai thác những điểm yếu này của chúng ta, tôi tin là U20 Việt Nam sẽ khó có thể giữ sạch lưới trong trận đấu tới. Vậy đối thủ U20 Pháp của chúng ta là một đội bóng như thế nào?
Đây là lần thứ bảy U20 Pháp tham dự vòng chung kết World Cup U20. Tại World Cup U20 được tổ chức tại Malaysia năm 1997, U20 Pháp vào đến tứ kết. Năm 2011, khi giải đấu được tổ chức ở Colombia, U20 Pháp dừng bước ở bán kết trước U20 Bồ Đào Nha. Sau đó hai năm tại Thổ Nhĩ Kỳ, đội bóng áo xanh lần lượt đánh bại tất cả các đối thủ để lên ngôi vô địch. Tuy không thể bảo vệ được ngôi vương ở kỳ World cup U20 năm 2015 tại New Zealand, nhưng U20 Pháp vẫn được đánh giá là ứng cử viên vô địch hàng đầu khi tham dự giải đấu năm nay bởi họ vừa giành chức vô địch U19 châu Âu năm 2016 với chiến thắng 4-0 trước đối thủ mạnh U19 Italia.
Bên cạnh đó, U20 Pháp tham dự giải đấu này với nhiều cầu thủ tài năng. Một trong số đó là Christopher Nkunku, cầu thủ được người hâm mộ Pháp đặt rất nhiều kỳ vọng khi tiền vệ trung tâm 19 tuổi thuộc biên chế của câu lạc bộ Paris Saint-Germain được ví như “Pogba mới”. Ở mùa giải này, Nkunku thi đấu tổng cộng 17 trận cho Paris Saint-Germain với 399 phút tại Ligue 1.
Bảo vệ khung thành của đội bóng áo xanh là thủ môn Alban Lafont. Tuy m??i 18 tuổi nhưng Lafont đã thi đấu hai mùa giải tại Ligue 1 và là chốt chặn cuối cùng rất chắc chắn của hàng phòng ngự U20 Pháp. Sức mạnh của U20 Pháp đã được thể hiện sau trận thắng 3-0 khá dễ dàng trước U20 Honduras.
Hiểu rõ sức mạnh của đối thủ, trong buổi trao đổi với truyền thông ngày 23-5, HLV Hoàng Anh Tuấn khẳng định: “Có lẽ ai cũng biết Pháp là đối thủ rất mạnh, họ mạnh nhất ở bảng E, v??y nên sắp tới sẽ là trận đấu cực kỳ khó khăn với U20 Việt Nam. Tôi chắc chắn một điều rằng thi đấu với U20 Pháp sẽ không dễ dàng như đối đầu với U20 New Zealand. Theo tôi, điều quan trọng nhất với các cầu thủ lúc này là yếu tố thể lực, tinh thần và sự tự tin khi đối đầu với những đối thủ mạnh”.
Vậy thì phương án tối ưu cho đội tuyển U20 của chúng ta khi đối đầu với U20 Pháp là gì? Hãy nhớ lại bàn thắng của Đức Chinh vào lưới U20 Argentina trong trận giao hữu mới đây trên sân Thống Nhất. Đó là một pha tấn công thẳng vào trung lộ để tiền đạo của SHB Đà Nẵng có pha gài người khéo léo, thoát xuống nhận đường chọc khe tinh tế để ghi bàn trong tình huống đối mặt với thủ môn. Trong khoảnh khắc nhanh như chớp ấy, các cầu thủ phòng ngự của U20 Argentia đã không kịp đưa ra bất cứ phản ứng gì. Vậy thì đây chính là một trong những chìa khóa mà U20 của chúng ta có thể áp dụng: Lối đá phòng ngự phản công kết hợp với phối hợp nhỏ kiểu Tiqui-Taca.
Nếu chọn lối đá này, chúng ta sẽ hạn chế được nhiều sở đoản và phát huy sở trường. Lối đá phối hợp nhỏ, nhuyễn phù hợp với tố chất kĩ thuật và sự nhanh nhẹn của nhiều cầu thủ Việt Nam. Và điều quan trọng nhất, chọn lối đá này, chúng ta sẽ cầm bóng được nhiều, đỡ mất sức và tạo ra nhiều phương án, cơ hội tiếp cận khung thành của đối phương.
Hãy nhớ đến một Barcelona đã chinh phục bóng đá thế giới bằng những cầu thủ thấp bé nhưng nhanh và kỹ thuật Tiqui-Taca điêu luyện trong đội hình của mình như Messi, Xavi, Iniesta… Bên cạnh đó, việc chủ động phòng ngự cũng sẽ khiến cho chúng ta đề ra các biện pháp hóa giải những phương án tấn công của đội bạn, từ đó kiềm chế tối đa những sự nguy hiểm có thể xảy ra với khung thành của thủ môn Tiến Dũng. Hy vọng là HLV Hoàng Anh Tuấn đã từng tập cho các cầu thủ lối đá này để có thể áp dụng vào trận đấu tới.
U20 Việt Nam thất bại 1-4 trong trận gặp U20 Argentina, v??y nên nếu để thua U20 Pháp với ba bàn cách biệt trở lên thì cũng là điều hoàn toàn có thể thông cảm bởi chúng ta sẽ đối đầu với một trong những đội bóng trẻ mạnh nhất thế giới. Điều quan trọng là trong trận cầu chênh lệch ấy, các cầu thủ trẻ Việt Nam liệu có giữ được tinh thần thi đấu quả cảm như các em đã từng làm được ở trận đấu cách đây ít ngày. Và nếu rơi vào kịch bản tồi tệ nhất khi phải vào lưới nhặt bóng nhiều lần, các học trò của HLV Hoàng Anh Tuấn liệu có đủ bản lĩnh để chiến đấu như những chiến binh thực thụ cho đến khi trọng tài nổi còi tiếng kết thúc trận đấu để cống hiến cho khán giả? Thiết nghĩ, đó mới là cái đích đáng trông đợi nhất ở trận đấu lệch này thay vì những mơ mộng viển vông.